Pages

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Taxi sẽ phải gắn hộp đen ( thiết bị giám sát hành trình GPS) và máy in hóa đơn tính tiền cước trước ngày 1/7/2015


Taxi sẽ phải “gắn” hộp đen (thiết bị giám sát hành trình GPS ) và máy in hóa đơn tính tiền cước trước ngày 1/7/2015.



Bộ Giao thông Vận tải vừa ra quyết định từ ngày 1/7/2015 tất cả các hãng vận tải taxi phải gắn thiết bị giám sát hành trình GPS (hộp đen) trên xe và máy in hóa đơn cước taxi kết nối với đồng hồ tính cước taxi. Các loại ô tô khác dùng để kinh doanh vận tải cũng phải gắn thiết bị này nhưng thời gian gắn được chậm hơn xe taxi để doanh nghiệp kinh doanh và Nhà nước dễ dàng quản lý đồng thời đến năm 2016 trên loại phương tiện này phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính cước để lái xe tính tiền và trả cho hành khách nhằm loại bỏ taxi “dù”.

Thiết bị giám sát hành trình lắp trên xe taxi
Một số hãng taxi đã bắt đầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình(Hộp đen)
Đề xuất trên được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra trong Dự thảo Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô 
(lần 3). Cũng theo dự thảo này, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách phải lắp thiết bị giám
sát hành trình hộp đen ( Thiết bị định vị GPS xe taxi )và đồng hồ tính tiền căn cứ vào quãng đường xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
Thiết bị giám sát hành trình GPS lắp trên xe taxi
Hình ảnh thiết bị giám sát hành trình GPS lắp trên xe taxi.
Dự thảo cũng yêu cầu từ ngày 1-7-2016, bên cạnh "hộp đen", xe taxi phải có thiết bị in hoá đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in
hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách. Taxi phải có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe; hộp đèn phải được bật sáng khi xe không có
khách và tắt khi trên xe có khách.
Máy in hóa đơn cước taxi kết nối với đồng hồ tính cước taxi
Hình ảnh máy in hóa đơn cước lắp trên xe taxi kết nối với đồng hồ tính cước taxi lắp trên xe taxi.
Về đề xuất này, trong góp ý dự thảo lần 2, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị chỉ nên khuyến khích việc in hóa đơn tính tiền. Tuy nhiên, theo Bộ
Giao thông vận tải, dựa vào kinh nghiệm quản lý của các nước, trước tình hình thực tế về nạn taxi dù và những vi phạm của lái xe taxi vừa qua, để
chấn chỉnh hoạt động vận tải hành khách bằng taxi nên vẫn giữ nguyên như dự thảo.
Bên cạnh taxi, dự thảo nêu rõ, xe ô tô kinh doanh vận tải khác cũng phải gắn hộp đen. Dự thảo đưa ra lộ trình gắn hộp đen trên xe đầu kéo kéo sơ
mi rơ moóc kinh doanh vận tải, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên thực hiện vào ngày 1-1-2016; trên ô tô kinh
doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên (vào ngày 1-1-2017).

Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu như lưu giữ và truyền dẫn được các thông tin về hành trình, tốc độ vận hành,
số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong 24 giờ của từng lái xe. Thông tin từ thiết bị giám sát
hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải và quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, phần lớn các hãng vận tải taxi đều ủng hộ chủ trương trên và cho rằng thực hiện được như vậy là tốt
cho cả khách hàng và cả việc quản lý của các hãng cũng như đơn vị quản lý nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện không dễ, vì đầu tư phần cứng và
phần mềm cho những thiết bị này cần số tiền không phải là ít.

Đơn cử như Vinasun hiện nay với hơn 5.000 xe đang lưu hành thì việc đầu tư cho hai thiết bị trên không phải là nhỏ. Ngoài ra, với yêu cầu lắp đặt
thiết bị hộp đen không chỉ là đầu tư cho phần cứng của thiết bị mà các hãng còn phải trả tiền kết nối nhà mạng (3G) mới có thể sử dụng được. Hiện
nay, chi phí dịch vụ 3G cho mỗi cá nhân đăng ký là 70.000 đồng/tháng. Như vậy, với hơn 5.000 đầu xe đang hoạt động hiện nay, thì mỗi tháng
Vinasun phải "cõng" thêm phí sử dụng 3G này rất lớn. Theo đơn vị này, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, người tiêu dùng và doanh nghiệp
đang rất hạn chế sử dụng dịch vụ vận tải taxi để giảm chi phí, nếu tiếp tục tăng thêm phí giá cước nữa thì rất khó khăn. Việc điều chỉnh tăng giá
cước cho khách lúc này là không khả thi.
Tương tự, ông Hồ Huy, Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh cho biết, ông rất ủng hộ việc in hóa đơn đối với taxi. Ông Huy lý giải, việc in hóa đơn có lợi cho
cả ba bên. Thứ nhất, khách hàng nếu có thắc mắc khiếu nại thì có hóa đơn để làm bằng chứng, đồng thời làm minh bạch cước phí. Đối với Nhà
nước sẽ không bị thất thu thuế. Về phía doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi thì hệ thống này giúp doanh nghiệp quản lý đội ngũ lái xe tốt hơn.
Theo ông Huy, các nước đã áp dụng việc in hóa đơn đối với taxi từ rất lâu, Việt Nam bây giờ mới triển khai là chậm. Tuy nhiên, theo ông Huy việc
đầu tư cho hệ thống thiết bị này cũng đang gặp khó khăn vì chi phí đầu tư lớn đối với doanh nghiệp. Cụ thể đối với Mai Linh có gần 11.000 xe đang
lưu hành hiện nay, nếu đầu tư cho hệ thống in hóa đơn thì chi phí lên đến khoảng 100 tỉ đồng.
Tratexco với hơn 20 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp các thiêt bị xe taxi, thiết bị giám sát hành GPS, máy in hóa đơn cước kết nối với
đồng hồ tính cước taxi sẽ mang lại cho quý khách những giải pháp tốt nhất với giá hợp lý nhất với phương châm hoạt động:"Tất cả vì lợi ích
khách hàng"
Một số hình ảnh về các trang thiết bị taxi bắt buộc phải lắp trên xe theo quy định của bộ giao thông vận tải trước ngày 1/7/2015
Đồng hồ tính cước taxi Patent X
Thiết bị giám sát hành trình GPS xe taxi
Máy in hóa đơn cước taxi VTC 08
Máy bộ đàm taxi kenwood TK 7360H/TK 8360H
Mắt thần thông minh tự động tính tiền
6. Đèn nóc taxi
Đèn nóc taxi, đèn mào taxi
Để biết thêm thông tin chi tiết về các chính sách cũng như sản phẩm quý khách xin vui lòng liên hệ Hotonline : 0936 380 898

1 nhận xét: